Sinh thái Vịnh_san_hô_ở_Nouvelle-Calédonie

Đây được coi là rạn san hô lớn thứ hai thế giới chỉ sau Great Barrier ở Úc và là rạn san hô chắn bờ liên tục dài nhất thế giới với chiều dài 1.600 kilômét (990 dặm) và các đầm phá trong nó là khu đầm phá lớn nhất thế giới với tổng diện tích 24.000 kilômét vuông (9.300 dặm vuông Anh). Hệ sinh thái của rạn san hô này cùng với Fiji là nơi tập trung các cấu trúc san hô đa dạng nhất thế giới với 146 loài, được xếp ngang bằng thậm chí vượt hơn cả so với Great Barrier về sự đa dạng của các loài san hô và cá.

Rạn san hô có sự đa dạng lớn và mức độ các loài đặc hữu cao và đặc biệt là nơi sinh sống của quần thể loài bò biển lớn thứ ba thế giới đang bên bờ vực tuyệt chủng và là nơi làm tổ quan trọng của đồi mồi dứa cực kỳ nguy cấp.[1] Trong các đầm phá của Nouvelle-Calédonie có nhiều loài động vật từ sinh vật phù du đến các loài cá lớn và thậm chí cả cá mập.